bien-bao-giao-thong-tai-viet-nam

Cập nhật các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất

Biển báo giao thông chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với tất cả những công dân Việt Nam, nó góp phần quan trọng trong việc duy trì trật an toàn giao thông. Để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông các bạn đã nắm được cho mình cập nhật các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất chưa? Hãy tham khảo bài viết mà David Lowe chia sẻ ngay sau đây để có được những thông tin chính xác nhất.

Biển báo giao thông là gì?

cac-loai-bien-bao-giao-thong-khac-nhau

Trước khi đến với kiến thức và cập nhật về các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu biển báo giao thông là gì? Biển báo giao thông là các loại biển báo được dựng ven đường giao thông nhằm cung cấp thông tin đến những người tham gia giao thông. 

Bắt đầu từ những năm 1930, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các loại biển báo có hình ảnh. Bên cạnh đó cũng tiêu chuẩn hoá biển báo của mình để giúp cho việc lưu thông quốc tế trở nên dễ dàng hơn, góp phần giảm bớt những rào cản về ngôn ngữ cũng như tăng cường an toàn giao thông.

Phân loại biển báo giao thông tại Việt Nam

bien-bao-giao-thong-ban-khong-duoc-bo-qua

Biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam thường có in hình ảnh hoặc những ký hiệu để người tham gia giao thông có thể nhận biết những điều luật liên quan đến đoạn đường đó. Theo đó, biển báo giao thông tại Việt Nam sẽ được phân ra làm 7 nhóm khác khác nhau, cụ thể là các nhóm:

  • Nhóm biển báo cấm
  • Nhóm biển báo nguy hiểm
  • Nhóm biển báo hiệu lệnh
  • Nhóm biển báo chỉ dẫn
  • Nhóm biển báo phụ
  • Vạch kẻ đường
  • Nhóm biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Ý nghĩa của các loại biển báo giao thông

bien-bao-giao-thong-tai-viet-nam

Với cập nhật các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất thì mỗi loại biển báo sẽ mang mình một ý nghĩa khác nhau, những người tham gia giao thông cần nắm được ý  nghĩa cụ thể của những loại biển báo này để quá trình tham gia giao thông được diễn ra một cách suôn sẻ. Theo đó, dưới đây sẽ là ý nghĩa cụ thể của từng loại biển báo giao thông mà David Lowe chia sẻ đến bạn:

Ý nghĩa của biển báo cấm

Biển báo cấm có hình tròn, nền trắng và nội dung trên hình sẽ được in màu đen. Biển báo này sẽ cho người lái xe biết những quy định cấm được áp dụng trên tuyến đường đó mà họ phải có trách nhiệm tuân thủ và chấp hành theo. Sẽ được coi là vi phạm pháp luật an toàn giao thông nếu không chấp hành theo nội dung mà loại biển báo này muốn truyền đạt.

Ý nghĩa của biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm có đặc điểm nhận dạng là hình tam giác, viền đỏ, nền vàng và có hình vẽ màu đen. Biển này có ý nghĩa cảnh báo cho người tham gia giao thông nắm được những trường hợp có rủi ro cao thường xuyên xảy ra,có nguy cơ gặp phải trên tuyến đường đó.

>>>Xem thêm:

Biển báo nguy hiểm không bắt buộc xung như yêu cầu người lái xe phải chấp hành theo. Tuy nhiên, khi lưu thông trên tuyến đường này chúng ta cũng nên giảm tốc độ và chú ý quan sát xung quanh để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình cùng những người xung quanh.

Ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn có hình chữ nhật và hình vuông, màu xanh, được in nội dung có màu trắng hoặc đen. Biển báo này nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông nắm được các thông tin liên quan cần phải biết trên đoạn đường đang đi. Ngoài các thông tin liên quan ngày, biển chỉ dẫn còn giúp chúng ta biết được các địa điểm phía trước là thị xã, thành phố hay chợ,…

bien-bao-giao-thong-can-can-nhan-biet

Ý nghĩa của biển báo hiệu lệnh

Đối với cập nhật các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất, biển báo hiệu lệnh có màu xanh, hình tròn và có nội dung in bên trong thường là màu trắng. Biển báo này có ý nghĩa gần giống với loại biển báo cấm. Bởi nó cũng bắt buộc người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải chấp hành các nội dung được in trên biển.

Ý nghĩa biển báo phụ

Biển báo phụ có hình chữ nhật hoặc hình vuông, viền đen, nền trắng và được in nội dung có màu đen. Biển này có ý nhiejm vụ bổ sung ý  nghĩa hay nội dung cho các  loại biển báo chính. Biển báo phụ thường được kết hợp với biển báo giao thông khác hoặc đèn tín hiệu. Nếu gặp biển báo chính và biển báo phụ trên cùng một tuyến đường thì người tham gia giao thông bắt buộc phải tuân theo biển báo phụ.

Ý nghĩa của vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường mang ý nghĩa hướng dẫn người tham gia giao thông phải đi đúng theo làn đường mà vạch  kẻ này đã quy định. Thông thường, khi gặp vạch kẻ đường cùng biển báo thì phải ưu tiên chấp hành theo biển báo giao thông trước.

Ý nghĩa nhóm biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc thường có màu xanh, hình chữ nhật và nội dung được in trên hình thường là màu trắng. Biển này có ý nghĩa chỉ dẫn giúp cho các xe lưu thông trên đường cao tốc biết điểm rẽ đến các địa chỉ kế tiếp, báo hiệu kết thúc tuyến đường cao tốc, cho người lái nhận biết được phương hướng chính xác.

cac-loai-bien-bao-giao-thonng-viet-nam

Lời kết

Như vậy, bài viết là cập nhật các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất. Hy vọng, thông qua bài viết này các bạn sẽ nắm được toàn bộ ý nghĩa của các loại biển báo giao thông để quá trình tham gia giao được diễn ra một cách an toàn nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *