Thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển khiến cho việc bán hàng trên shopee trở thành một xu hướng kinh doanh phổ biến. Nhưng bán hàng shopee như thế nào? Có nên bán hàng trên shopee không? Đây là một trong những câu hỏi của những người bắt đầu kinh doanh.
Để giải đáp câu hỏi “Có nên bán hàng trên shopee không?” tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này. Hãy cùng David Lowe chuyên mục kiến thức đi tìm câu trả lời nhé!
Sàn thương mại điện tử Shopee là gì?
Sàn thương mại điện tử Shopee là gì?
Vào năm 2009, Shopee được thành lập bởi Forrest Li có trụ sở đặt ở Singapore và thuộc quyền sở hữu của tập đoàn SEA.
Vào năm 2015, Shopee lần đầu được giới thiệu tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động hoạt động như một trang mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc mọi nơi cho người tiêu dùng và hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Có nên bán hàng trên Shopee không?
Có nên bán hàng trên Shopee không?
Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử Top đầu Đông Nam Á và đứng đầu của Việt Nam có lượt truy cập hàng tháng lên tới 45 triệu lượt truy cập. Hiện tại, Shopee có rất nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cho cách shop. Đăng ký gian hàng trên Shopee vô cùng đơn giảm mà không mất thêm bất kỳ khoản phí nào vừa tiết kiệm được nhiều chi phí so với mở cửa hàng truyền thống như: tiền mặt bằng, tiền nhân viên, tiền điện, tiền nước… Khi bán hàng trên Shopee thường sẽ không đòi hỏi hay yêu cầu giấy phép đăng ký kinh doanh trừ đối với gian hàng Shopee Mall. Trên sàn Shopee có hàng trăm hàng nghìn mặt hàng và hoại hàng khác nhau vì vậy bạn có thể dễ dàng tham khảo các ngành hàng đang nằm trong xu hướng tìm kiếm từ đó xác định được sản phẩm đặc trưng mà bạn đang hướng tới.
Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên Shopee
Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên Shopee
Ưu điểm:
- Shopee là sàn thương mại điện tử số 1 Việt Nam vượt xa các sàn thương mại điện tử khác như: Lazada, Tiki, chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu về lượng người truy cập. Điều này giúp cho người bán tiếp cận hơn với khách hàng, hàng hóa sẽ được đến gần hơn với người mua, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu kinh doanh.
- Đăng ký đơn giản và dễ dàng. Chỉ cần một tài khoản bạn có thể đăng bán sản phẩm của mình dễ dàng. Bạn có thể thiết lập một tài khoản mới từ số điện thoại hoặc liên kết tài khoản có sẵn như Facebook, Gmail, ID Apple.
- Shopee có chính sách trợ phí vận chuyển cực kỳ ưu đãi cho các đơn hàng, liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển lớn như ninja, giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm… thời gian giao hàng tương đối nhanh khoảng từ 1-4 ngày.
- Bán hàng trên Shopee bạn không bỏ ra một đồng phí nào để tạo gian hàng, đăng sản phẩm, các công cụ quảng cáo miễn phí. Đây chính là điểm mạnh lớn khi bán hàng. Ngoài ra, khi bán hàng trên Shopee chủ shopee có thể tự tạo mã giảm giá từ A-Z. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để những chủ shop đặc biệt là những người bán mới kích thích khách hàng mua với mã giảm giá.
- Nhà bán hàng được yêu thích nếu như shop của bạn được nhiều khách hàng đánh giá nhiều nhất với mức độ đánh giá cao, Shopee sẽ đẩy shop của bạn lên TOP từ đó sẽ dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hơn.
- Chương trình livestream bán hàng trên Shopee Live.
- Chương trình đồng giá Freeship…
Nhược điểm:
- Mức độ cạnh tranh cao do lượng shop lớn.
- Phí ship cao đối với các đơn hàng không đủ điều kiện trợ phí.
- Hàng giả hàng nhái nhiều cùng tình trạng bán hàng phá giá khiến các nhà bán hàng gặp nhiều khó khăn.
Mẹo hữu ích giúp bạn bán hàng Shopee hiệu quả
Mẹo hữu ích giúp bạn bán hàng Shopee hiệu quả
Xây dựng thương hiệu riêng
Đây là khởi đầu quan trọng trong bán hàng online. Bạn có thể tận dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… hay thông qua bạn bè, người quen để chia sẻ gian hàng của bạn. Ngoài ra bạn cũng nên có một trang web để đăng những đồ mình bán lên đó để tăng độ uy tín cho gian hàng của bạn vừa kéo được lượng truy cập vào trang bán hàng của bạn.
Đầu tư cho thông tin sản phẩm cả về nội dung và hình ảnh
Bạn cần cung cấp đủ những thông tin mà người mua muốn biết , để giải đáp hết tất cả các câu hỏi của người mua khi lựa chọn sản phẩm để họ đưa ra quyết định mua nhanh chóng hơn. Những thông tin cơ bản như: Màu màu sắc sản phẩm, cách sử dụng, chính sách của shop,… Hình ảnh phải trong và nét và có dấu ấn riêng của shop.
Tương tác tích cực với khách hàng
Dù bán hàng online hay offline thì chất lượng chăm sóc khách hàng cũng là điều mà luôn phải lưu ý. Khi bán hàng online thì điều này càng quan trọng hơn vì khi bán online khách hàng không thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm. Luôn giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, vận chuyển, thanh toán,…giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm và chất lượng dịch vụ của bạn hơn. Từ đó, tỉ lệ chốt đơn hàng cũng cao hơn.
Tham gia các chương trình khuyến mãi của Shopee
Khách hàng luôn có xu hướng quan tâm đến các chương trình khuyến mãi có lợi cho họ và đây chính là cơ hội để đưa thương hiệu hình ảnh shop của bạn đến gần hơn với khách hàng.
David Lowe hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Có nên bán hàng trên shopee không?” và đưa ra quyết định phù hợp. Chúc các bạn thành công!