Hướng dẫn cách tạo bảng chấm công trên Excel

Hướng dẫn cách tạo bảng chấm công trên Excel

Để biết được cách tạo bảng chấm công trong excel, bạn cần phải hiểu rõ bố cục của nó cũng như cách sử dụng một số hàm cơ bản. Đây là việc mà các bộ phận quản lý nhân sự sẽ phải thực hiện trong một công ty.

Bảng chấm công là thành phần quan trọng và không thể thiếu để quản lý thời gian làm việc của các nhân viên, từ đó tính được số tiền lương chính xác nhất. Để biết cách thực hiện, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của jacquart-lowe.com.

Cấu trúc của bảng chấm công trong Excel

Cấu trúc của bảng chấm công trong Excel là điều nên quan tâm đầu tiên
Cấu trúc của bảng chấm công trong Excel là điều nên quan tâm đầu tiên

Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng để tạo nên một bảng chấm công hoàn chỉnh. Những yếu tố quan trọng của bảng sẽ bao gồm số lượng Sheet cần thiết, danh sách nhân viên, cách hoạt động của bảng chấm công,…

Thông thường, một bảng chấm công sẽ đảm bảo có đầy đủ những yếu tố sau:

  • Có tất cả là 13 Sheet, mỗi Sheet đại diện cho 12 tháng và Sheet còn lại dùng để thống kê nhân sự
  • Bảng Thống kê nhân sự sẽ gồm tên, ngày sinh, thông tin liên lạc, ngày gia nhập doanh nghiệp
  • Mỗi nhân viên cần phải có một mã ký hiệu khác nhau, thường sẽ được đặt theo phong ban, tên viết tắt hoặc số thứ tự (VD: KD01, KDLTV). Lưu ý, mã ký hiệu này không được thay đổi trong 12 tháng.
  • Ngày, tháng là yếu tố bắt buộc phải có trong bảng chấm công. Ngoài ra bạn cũng nên đánh dấu màu khác biệt cho những ngày lễ hoặc ngày cuối tuần không đi làm.
  • Cần xây dựng công thức tính tổng số công để tổng hợp ngày công nhân viên.
  • Việc liên kết giữa các bảng công tháng là điều nên làm để thuận tiện thao tác và giảm tình trạng sai sót.

Ngoài cách tạo bảng chấm công trên Excel, mời bạn tham khảo những bài viết liên quan: Cách di chuyển thứ tự trang trong Word, Cách chỉnh định dạng số trong Excel, Phím tắt di chuyển Sheet trong Excel.

Cách tạo bảng chấm công trên Excel chi tiết

Cách tạo bảng chấm công trên Excel trên Sheet danh sách nhân viên
Cách tạo bảng chấm công trên Excel trên Sheet danh sách nhân viên

Tạo bố cục cho các Sheet

Sheet danh sách nhân viên

Sheet này dùng để thống kê số lượng nhân viên đang làm việc trong công ty. Thành phần quan trọng nhất của nó là mã nhân viên, cấu tạo của nó nên được đồng nhất như Phòng ban – Số thứ tự hoặc Phòng ban – Tên viết tắt – Số thứ tự nếu có người trùng tên,…

Những cột thông tin cần có trong Sheet này là 

  • STT
  • Mã nhân viên
  • Họ và tên
  • Ngày sinh
  • Ngày vào làm việc
  • Số điện thoại liên lạc
  • Ghi chú

Riêng cột ngày sinh và ngày bắt đầu làm việc, bạn sẽ cần chỉnh định dạng hiển thị của nó như sau: Bôi đen hai cột → chọn Format Cell → Number → Custom → dd/mm/yyyy (ngày/tháng/năm)

Lưu ý: Nên chừa 2 – 3 hàng trống ở đầu bảng để liên kết đến Sheet chấm công theo tháng. Cách tạo bảng chấm công trên Excel này sẽ giúp thao tác thuận tiện hơn

Sheet chấm công theo tháng

Cách tạo bảng chấm công trên Excel trên Sheet chấm công theo tháng
Cách tạo bảng chấm công trên Excel trên Sheet chấm công theo tháng

Trước tiên bạn cần tạo các cột có đủ những thông tin sau đây 

  • STT
  • Mã nhân viên
  • Họ và tên
  • Ngày trong tháng
  • Tổng hợp số ngày công
  • Tổng hợp số ngày nghỉ
  • Ghi chú

Để bảng trở nên gọn gàng hơn, bạn có thể bôi đen 30 hoặc 31 ngày → chọn “Command Column Width” →  nhập độ rộng nhỏ hơn.

Sau đó, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây để gán giá trị ngày cho các ô và định dạng hiển thị cho chúng:

Bước 1: Nhập giá trị Năm

  • Xác định năm cho bảng chấm công tại ô D1 bằng hàm =date($D$1;1;1)
  • Sử dụng hàm để tăng tính chính xác và tránh hiện trạng trùng ngày

Bước 2: Nhập giá trị Tháng 

Chọn ô B4 → Format Cell → Number → Custom →  nhập giá trị [“tháng “mm” năm “yyyy] vào ô Type → OK

Bước 3: Nhập giá trị Ngày 

  • Tại ô thể hiện ngày đầu tiên của tháng (E9) nhập =B4
  • Tại ô F9, nhập E9+1 để xác định ngày thứ 2 trong tháng
  • Sau đó copy công thức từ ô F9 sang các ô bên cạnh cho tới ô thể hiện ngày cuối cùng của tháng

Bước 4: Định dạng Ngày

  • Bôi đen các ô từ ngày 1 đến ngày cuối cùng của tháng
  • Chọn Format Cell →  Custom → nhập giá trị “dd” → Nhấn OK

Tính ngày công của nhân viên trong tháng

Cách tính ngày công của nhân viên trong tháng theo ký hiệu
Cách tính ngày công của nhân viên trong tháng theo ký hiệu

Mỗi ngày đi làm của nhân viên sẽ được ghi nhận lại trong bảng chấm công, tuy nhiên chúng sẽ không đồng đều vì có ngày nghỉ, ngày làm nửa công,… Vì thế mỗi loại ngày công sẽ đi kèm với một ký hiệu riêng, thông thường là:

  • Ngày công thực tế: X
  • Ngày nửa công: V
  • Nghỉ phép: P
  • Nghỉ không lương: K
  • Nghỉ ốm, thai sản, tai nạn: O

Sau đó dùng hàm COUNTIFS để đếm số lần xuất hiện của các ký hiệu trong tổng số ngày đi làm của nhân viên. Cuối cùng cộng tất cả kết quả cho từng ký hiệu lại sẽ có được tổng ngày công, cách làm cụ thể như sau

Bước 1: Tính ngày công thực tế

Tại AJ11, nhập hàm: =COUNTIF($E11:$AI11;$G$34)

  • Giải thích: G34 chứa ký hiệu X, là đại diện cho số ngày công thực tế
  • Ý nghĩa: Đếm số lần giá trị ký hiệu công thực tế xuất hiện từ ô E11 đến AI11 (số ngày công của nhân viên thứ nhất)

Bước 2: Tính ngày nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ ốm,…

Bạn thực hiện tương tự công thức trên để tính các ngày công khác của nhân viên thứ nhất:

  • Ô AK11 (Nửa ngày công): Nhập công thức =countif($E11:$AI11;$G$35)
  • Ô AL11 (Nghỉ phép có lương): Nhập công thức =countif($E11:$AI11;$G$36)
  • Ô AM11 (Nghỉ không lương): Nhập công thức =countif($E11:$AI11;$G$37)
  • Ô AN11 (Ốm, thai sản, tai nạn): Nhập công thức =countif($E11:$AI11;$G$38)

Bước 3: Tính tổng sổ công

Tổng số công được tính dựa theo công thức của mỗi doanh nghiệp. Thông thường nó sẽ có dạng:

Tổng ngày công = Ngày công thực tế + Nửa ngày công x 0,5 + Nghỉ phép có lương

Cách thực hiện: Tại ô AO11, nhập = AJ11+AK11*0,5+AL11+AN11

Hoàn thiện bảng chấm công excel

Bước 1: Sao chép công thức cho các nhân viên khác

Sau khi hoàn thành cách tạo bảng chấm công trên Excel cho một nhân viên, bạn tiến hành sao chép công thức cho tất cả nhân viên còn lại theo hai cách sau:

  • Cách 1: Bôi đen các dòng bên dưới đến khi hết danh sách nhân sự, bấm tổ hợp phím Ctrl + R
  • Cách 2: Click chuột vào ô AO11, giữ chuột tại vị trí dấu chấm đen trong ô. Lúc này, trỏ chuột trở thành dấu +. Bạn chỉ cần kéo chuột tới khi hết danh sách nhân sự, rồi thả ra

Bước 2: Sao chép công thức cho các Sheet của những tháng còn lại

Khi đã hoàn thiện bảng chấm công cho nhân viên trong tháng 1, bạn hãy sao chép và dán chúng sang các tháng tiếp theo ở các Sheet khác. Khi đó, dữ liệu và mọi công thức sẽ được đồng bộ và không cần nhập liệu nhiều lần.

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – jacquart-lowe.com đã hướng dẫn cách tạo bảng chấm công trên Excel chi tiết. Hy vọng các bạn có thể vừa theo dõi vừa tự thực hành để các thao tác trở nên nhuần nhuyễn hơn.

So sánh máy hàn Que và máy hàn Mig có điểm nào khác nhau

So sánh máy hàn Que và máy hàn Mig có điểm nào khác nhau

So sánh máy hàn que và máy hàn Mig có điểm nào khác nhau, điểm nào giống nhau khi được sử dụng. Với ưu điểm, nhược điểm và những ứng dụng riêng cho từng loại máy hàn đều sẽ được gói gọn trong những nội dung sắp tới đây.

Lần này hãy cùng jacquart-lowe.com tìm hiểu những thông tin tổng hợp cho chủ đề máy hàn que và máy hàn Mig có điểm nào khác nhau. Đi kèm đó là các thông tin giúp các bạn hiểu hơn về cả hai loại máy hàn này, chi tiết cụ thể xin mời các bạn cùng đón xem.

Giới thiệu nhanh về máy hàn que và máy hàn Mig

Cùng tìm hiểu nhanh về máy hàn que và máy hàn Mig
Cùng tìm hiểu nhanh về máy hàn que và máy hàn Mig

Trước khi chúng ta so sánh máy hàn que và máy hàn Mig có điểm nào khác nhau, giờ sẽ là một vài thông tin về hai loại thiết bị này, xin mời đón xem.

Máy hàn que là gì?

Máy hàn que là loại thiết bị sở hữu cho mình rất nhiều tên gọi dựa trên tính năng, cách thức sử dụng của loại thiết bị này. Theo đó kỹ thuật hàn que là kỹ thuật hàn dính vật liệu bằng cách sử dụng điện cực dưới dạng que hàn với toàn bộ quá trình đều được thực hiện bằng tay.

Kỹ thuật hàn trên máy hàn que là kỹ thuật hàn cơ bản, có tuổi đời khá lâu và cũng là phương pháp có giá thành đầu tư thấp nhất. Dù thế với các cải tiến đáng kể mà các phiên bản máy hàn que mini cao cấp dần ra đời với những tính năng và độ tiện dụng cao hơn.

Máy hàn Mig là gì?

Máy hàn Mig hay kỹ thuật hàn Mig là một kỹ thuật hàn hồ quang trong môi trường có khí bảo vệ
Máy hàn Mig hay kỹ thuật hàn Mig là một kỹ thuật hàn hồ quang trong môi trường có khí bảo vệ

Máy hàn Mig hay kỹ thuật hàn Mig là một kỹ thuật hàn hồ quang trong môi trường có khí bảo vệ cùng dây hàn bọc thuốc chuyên dụng. Theo đó chỉ duy nhất loại khí CO2 là được sử dụng cho quá trình hàn Mig.

Không như các máy hàn Tig yêu cầu sử dụng khí bảo vệ Argon hiếm và đắt đỏ thì khí CO2 được dùng cho máy hàn Mig dễ sản xuất và rẻ hơn rất nhiều. Qua đó cũng hạn chế được phần nào giá thành để sử dụng máy hàn Mig.

Bên cạnh các thiết bị máy hàn Mig có dùng khí bảo vệ, ngày nay với các cải tiến công nghệ đáng kể đã cho ra đời thiết bị máy hàn Mig mini không dùng khí. Qua đó cải tiến hơn nhiều độ tiện dụng của loại thiết bị này.

Máy hàn que và máy hàn Mig có điểm nào khác nhau

Cùng tìm hiểu điểm khác nhau giữa máy hàn que và máy hàn Mig
Cùng tìm hiểu điểm khác nhau giữa máy hàn que và máy hàn Mig

Các bạn đã nắm được phần lớn các thông tin có liên quan đến hai thiết bị máy hàn que và máy hàn Mig. Giờ chúng ta sẽ đến với nội dung chính đó là so sánh máy hàn que và máy hàn Mig có điểm nào khác nhau.

Theo đó để dễ quan sát hơn các bạn hãy theo dõi bảng sau:

Máy hàn que

Máy hàn Mig

Giá thành

Giá thành thiết bị thấp.

Giá thành thiết bị khá cao.

Chất lượng mối hàn Chất lượng mối hàn kém, tạo nhiều xỉ hàn. Chất lượng mối hàn cao hơn, ít tạo xỉ hàn hơn.
Năng suất làm việc Tốc độ làm việc chậm và yêu cầu rất cao kỹ thuật của người thực hiện. Tốc độ làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn và ít yêu cầu trình độ chuyên môn hơn.
Môi trường có thể làm việc Môi trường làm việc đa dạng. Hạn chế không thể làm việc ở môi trường quá hẹp hoặc có gió mạnh.
Loại vật liệu có thể làm việc Số lượng vật liệu có thể tương tác khá hạn chế. Có thể tương tác và làm việc được trên nhiều loại vật liệu khác nhau.

Thông tin một số nội dung tương tự khác cùng chủ đề mà có thể các bạn quan tâm như: Cách tùy chỉnh định dạng số trong excel, Tổ hợp các phím tắt di chuyển giữa các Sheet trong Excel,…

Nên chọn mua máy hàn que hay máy hàn Mig

Cùng tìm hiểu những lý do nên chọn mua máy hàn que hay máy hàn Mig
Cùng tìm hiểu những lý do nên chọn mua máy hàn que hay máy hàn Mig

Với những thông tin kể trên mà chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được hẳn mọi người vẫn đang tự hỏi nên lựa chọn loại máy này để sử dụng. Theo đó các bạn có thể phân chia lý do thành các phần sau:

  • Nhu cầu và tần suất sử dụng thiết bị.
  • Loại vật liệu mà bản thân muốn làm việc trên.
  • Không gian, môi trường làm việc của bản thân.
  • Thương hiệu sản xuất mà bản thân muốn chọn lựa.
  • Mức công suất hoạt động của thiết bị.

Ngoài các yếu tố kể trên cũng hãy ghi nhớ chọn lựa loại thiết bị máy hàn nào thật thích hợp nhất với khả năng tài chính của bản thân.

Và nếu quan tâm các bạn có thể liên hệ đến Máy Hàn Cắt để được trợ giúp tìm hiểu thêm về các thiết bị máy hàn Mig mini không dùng khí. Theo đó các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các thiết bị khác như máy hàn Mig Protech, máy hàn que,…  và nhiều hơn nữa tại đây nếu có nhu cầu.

Lời kết

Đây cũng là toàn bộ các thông tin tổng hợp về việc so sánh máy hàn que và máy hàn Mig có điểm nào khác nhau. Sau cùng cảm ơn các bạn đã đón xem và hẹn gặp lại trong các nội dung tương lai khác tại chuyên mục Kiến thức của chúng tôi

Cách tùy chỉnh định dạng số trong excel chi tiết

Cách tùy chỉnh định dạng số trong excel chi tiết

Định dạng số trong Excel là một trong những dữ liệu phổ biến và có thể hiển thị dưới nhiều hình thức như số thập phân, ngày tháng, tiền tệ. Mỗi loại đều phải qua cài đặt mới có thể sử dụng để tính toán trong Excel.

Trong toán học, ta đã được học qua các phép tính với nhiều kiểu dữ liệu số khác nhau và việc tính toán trong Excel cũng không ngoại lệ. Mời các bạn tìm hiểu cách tùy chỉnh định dạng số trên trang tính qua bài viết của jacquart-lowe.com.

Các định dạng số trong Excel phổ biến nhất

Các bước định dạng số trong Excel rất đơn giản
Các bước định dạng số trong Excel rất đơn giản

Định dạng chữ số thập phân

Trong toán học, số thập phân thường được chia làm hai phần là phần nguyên và phần thập phân, chúng được cách nhau bởi dấu phẩy. Hãy theo dõi ví dụ bên dưới để biết cách tùy chỉnh định dạng này cho số:

Ví dụ: 

Bạn nhập vào ô A1 giá trị 839.1274 và muốn Excel chỉ hiển thị 2 chữ số phần thập phân. Hãy thực hiện như sau:

  1. Nhập vào ô A1 số 839.1274
  2. Nhấn chuột phải vào ô để mở cửa sổ Format Cells → chọn Custom và nhập vào mục Type là 0.00 (nếu máy tính của bạn sử dụng dấu phẩy để ngăn cách phần thập phân thì hãy nhập 0,00)
  3. Nhấn OK và kiểm tra kết quả 

Mời bạn tham khảo những kiến thức khác về Excel như: Các phím tắt giúp chuyển sheet nhanh, Cách dùng hàm SUMPRODUCT, Cách sử dụng hàm DATE

Định dạng mã số 

Định dạng mã số trong Excel có các số 0 ở phía trước
Định dạng mã số trong Excel có các số 0 ở phía trước

Trong một số tổ chức lớn như trường học hoặc công ty, mỗi cá nhân đều được gắn liền với một mã số. Chúng thường ở dạng nhiều chữ số liền kề nhau và với những mã số có giá trị thấp thì sẽ có thêm những số 0 phía trước.

Vì thế ta cần phải thay đổi định dạng số mặc định của Excel nếu muốn thể hiện mã số trên bảng tính. Chẳng hạn nếu bạn muốn nhập số 42 ở dạng mã có có 5 chữ số thì thực hiện như sau:

  1. Nhập giá trị 42 vào ô muốn hiện dữ liệu
  2. Chọn ô A1 → nhấn chuột phải → chọn Format Cells.
  3. Chọn Custom
  4. Gõ vào khung Type 5 chữ số 0 (00000)
  5. Nhấn OK và kiểm tra kết quả.

Lưu ý: Tuy kết quả hiển thị cho yêu cầu trên là 00042 nhưng nó không làm thay đổi bản chất giá trị của nó. Để dễ hiểu hơn bạn có thể sử dụng hàm LEN để đếm số ký tự của ô có giá trị 00042 sẽ thấy kết quả là 2 ký tự chứ không phải 5

Định dạng đơn vị cho số

Trong tính toán các giá trị ngoài đời thực, mỗi con số đều gắn liền với đơn vị chẳng hạn như “mét” hoặc “gram”. Tuy nhiên định dạng mặc định của Excel lại không sử dụng chung ký tự và số trong một ô tính, để tùy chỉnh định dạng đơn vị cho số bạn hãy thực hiện theo ví dụ sau.

Ví dụ: Để thêm đơn vị “ft” vào sau số 839,1, thực hiện theo các bước

  1. Nhập giá trị 839.1274 vào ô A1.
  2. Nhấn chuột phải vào ô A1 để mở cửa sổ Format Cells → chọn Custom → nhập vào mục Type là 0.0 “ft”
  3. Nhấn OK và kiểm tra kết quả

Lưu ý: Dù ô A1 có chữ bên trong nhưng vẫn có thể dùng để tính toán như bình thường.

Định dạng tiền tệ trong Excel

Định dạng tiền tệ trong Excel có dáu $
Định dạng tiền tệ trong Excel có dáu $

Thông thường tiền tệ sẽ có dấu $ ở trước hoặc sau các con số. Để sử dụng định dạng số trong Excel này hãy thực hiện theo các bước:

  1. Bôi đen vị trí cần định dạng tiền tệ trong Excel.
  2. Chọn thẻ Home → Nhấp vào biểu tượng tiền ($) trên thanh công cụ → chọn đơn vị tiền mà bạn muốn (Việt Nam, Anh, Trung Quốc)

Định dạng số có giá trị lớn bằng chữ cái

Phải làm thế nào nếu bạn bắt gặp những con số có giá trị lớn từ hàng triệu trở lên và gặp khó khăn trong việc nhận biết chúng. Để định dạng số trong Excel ở trường hợp này, hãy làm theo ví dụ bên dưới:

Ví dụ:

  1. Nhập giá trị số vào ô A1, B1, C1 và D1 lần lượt là: 1000000, 2500000, 81000000 và 700000.
  2. Chọn vùng A1:D1→ nhấn chuột phải để mở cửa sổ Format Cells → chọn thẻ Custom → nhập vào mục type là 0.0,, “M”
  3. Nhấn OK và kiểm tra kết quả

Giải thích cú pháp 0.0,, “M”

  • 0.0 đưa các số ban đầu về định dạng số có 1 chữ số sau dấu phẩy
  • “,,” là ký hiệu mặc định để thay thế cho dãy số hàng triệu 
  • “M” là cách thêm chữ vào định dạng số, ở đây được dùng với mục đích là ký tự viết tắt cho hàng triệu (millions)

Định dạng ngày, tháng, năm

Các bước chọn định dạng ngày, tháng, năm trong Excel
Các bước chọn định dạng ngày, tháng, năm trong Excel

Bạn thực hiện theo các bước sau:

  1. Chọn vùng ô cần định dạng
  2. Mở cửa sổ Format Cells
  3. Trong thẻ Number chọn mục Custom
  4. Nhập vào mục Type định dạng theo ý muốn, dựa trên nguyên tắc sau đây:

Ký tự d đại diện cho Ngày:

  • d hiển thị ngày có 1 chữ số, nếu số ngày nhỏ hơn 10 thì chỉ hiển thị 1 chữ số (ví dụ 8)
  • dd là hiển thị ngày có 2 chữ số, nếu ngày nhỏ hơn 10 thì có hiển thị số 0 ở trước (ví dụ 08)
  • ddd là thứ trong tuần dưới dạng viết tắt theo tên tiếng anh (ví dụ Mon)
  • dddd là thứ trong tuần dưới dạng tên viết đủ theo tiếng anh (ví dụ Monday)

Ký tự M đại diện cho Tháng, có cách định dạng tương tự với d

Ký tự Y đại diện cho Năm

  • y hoặc yy là dạng viết tắt, chỉ hiện 2 số cuối của năm
  • yyy hoặc yyyy hiển thị đầy đủ 4 chữ số của năm

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – jacquart-lowe.com đã chia sẻ cách tùy chỉnh định dạng số trong Excel. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết có kèm ví dụ bên trên đã giúp các bạn dễ hiểu và biết cách ứng dụng để giải quyết công việc.

Tổ hợp các phím tắt di chuyển giữa các Sheet trong Excel cực nhanh

Tổ hợp các phím tắt di chuyển giữa các Sheet trong Excel cực nhanh

Chuyển sheet trong Excel là thao tác thông dụng khi làm việc trên bảng tính. Nó có thể được thực hiện bằng cách bấm chuột hoặc dùng các phím tắt, tất nhiên, thao tác trên bàn phim sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Khi làm việc với công cụ bảng tính Excel hoặc Google Sheet, việc chuyển đổi các Sheet bằng chuột sẽ khá bất tiện nếu chúng ta đang phải nhập dữ liệu trên bàn phím. Vậy để thao tác này nhanh hơn, mời các bạn tham khảo cách sử dụng phím tắt qua bài viết của jacquart-lowe.com.

Lợi ích khi sử dụng phím tắt để chuyển sheet trong Excel

Sử dụng phím tắt để chuyển sheet trong Excel dễ dàng hơn
Sử dụng phím tắt để chuyển sheet trong Excel dễ dàng hơn

Có thể trong một vài trường hợp, file Excel của bạn không có quá nhiều Sheet nên bạn có thể sử dụng chuột để di chuyển qua lại tương đối dễ dàng. Tuy nhiên với những công việc cần tạo ra hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm Sheet thì dùng chuột để di chuyển sẽ rất mất thời gian, ảnh hưởng lớn đến tiến độ công việc.

Vì thế, phím tắt là một giải pháp tối ưu vừa tiết kiệm thời gian, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm việc. Cụ thể hơn, sử dụng các tổ hợp phím giúp bạn đạt được những lợi ích sau đây:

  • Thao tác nhanh khi xử lý công việc
  • Tiết kiệm thời gian và công sức
  • Không cần dùng đến chuột, thậm chí linh hoạt hơn khi chỉ sử dụng bàn phím
  • Tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp và tư duy tối ưu độ hiệu quả của công việc

Nếu bạn muốn học hỏi thêm nhiều kiến thức về Excel, đừng bỏ qua những bài viết hấp dẫn khác của chúng tôi như: Cách dùng hàm SUMPRODUCT, Cách sử dụng hàm DATE, Công thức và cách sử dụng hàm WEEKDAY, Cách sử dụng hàm TODAY chi tiết

Tổng hợp các phím tắt dùng để chuyển sheet trong Excel

Tổng hợp các phím tắt thông dụng để chuyển sheet trong Excel
Tổng hợp các phím tắt thông dụng để chuyển sheet trong Excel

Đây là một thao tác khá đơn giản, được thực hiện dựa trên hai nút PgUp PgDn trên bàn phím. Tổ hợp phím được dùng sẽ gồm:

  • Ctrl + PgUp: Tổ hợp phím tắt này sẽ giúp bạn di chuyển đến sheet kế bên trái hoặc liền trước sheet của bạn đang làm việc
  • Ctrl + PgDn: Tổ hợp phím tắt này sẽ giúp bạn di chuyển đến sheet kế bên phải hoặc liền sau sheet mà bạn đang làm việc

Với hai phím tắt là PgUpPgdn, bạn còn có thể thực hiện các thao tác khác khi di chuyển trong một sheet. Khoảng cách di chuyển của chúng tùy thuộc độ zoom trang tính của bạn.

Nến không gian trang tính càng lớn thì khoảng cách di chuyển càng nhỏ và ngược lại. Để nắm rõ, hãy thực hành nhấn các tổ hợp phím sau:

  • Alt + PgUp: Di chuyển sang trái một màn hình trên trang tính
  • Alt + PgDn: Di chuyển sang phải một màn hình trên trang tính
  • PgUp: Di chuyển lên trên một màn hình trên trang tính
  • PgDn: Di chuyển xuống dưới một màn hình trên trang tính

Ngoài ra còn có một số tổ hợp phím tắt thông dụng khác có thể liên quan đến việc chuyển sheet trong Excel như:

  • Ctrl + A: Chọn toàn bộ trang tính
  • Alt + F1: Tạo biểu đồ dữ liệu
  • Shift + F3: Hiển thị hộp thoại chèn các hàm
  • Shift + F11: Tạo một sheet mới nhanh chóng
  • Ctrl + Home: Di chuyển nhanh đến đầu trang tính
  • Ctrl + phím cách: Chọn toàn bộ cột tại vị trí con trỏ chuột
  • Shift +  phím cách: Chọn toàn bộ hàng tại vị trí con trỏ chuột

Chi tiết cách chuyển sheet trong Excel

Hướng dẫn các di chuyển sheet trong excel trên hệ điều hành macOS và Window
Hướng dẫn các di chuyển sheet trong excel trên hệ điều hành macOS và Window

Sau đây, chúng tôi sẽ có hình ảnh minh họa và phân loại các chuyển sheet theo các hệ điều hành khác nhau của máy tính. Bạn có thể vừa đọc vừa làm theo để dễ nắm rõ.

Chuyển sheet nhanh trên máy tính Windows

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + PgUp  để chuyển đến sheet liền kề bên trái

Tổ hợp phím Ctrl + PgUp
Tổ hợp phím Ctrl + PgUp

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + PgDn để chuyển đến sheet liền kề bên phải

Tổ hợp phím Ctrl + PgDn
Tổ hợp phím Ctrl + PgDn

Chuyển sheet nhanh trên máy tính macOS

Khác với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows, máy macOS sẽ sử dụng những tổ hợp phím khác để chuyển sheet trong Excel. Các thực hiện như sau:

Nhấn tổ hợp phím Fn + Ctrl + dấu mũi tên hướng lên để chuyển đến sheet liền kề bên trái 

Tổ hợp phím Fn + Ctrl + dấu mũi tên hướng lên trên macOS
Tổ hợp phím Fn + Ctrl + dấu mũi tên hướng lên trên macOS

Nhấn tổ hợp phím Fn + Ctrl + dấu mũi tên hướng xuống để chuyển đến Sheet liền kề bên phải

Tổ hợp phím Fn + Ctrl + dấu mũi tên hướng xuống trong macOS
Tổ hợp phím Fn + Ctrl + dấu mũi tên hướng xuống trong macOS

Chuyển sheet trong Excel theo danh sách

Cách làm này sẽ giúp bạn mở toàn bộ danh sách các sheet hiện có, sau đó chỉ cần chọn đúng trang tính mà bạn muốn. Máy tính sử dụng hệ điều hành Windows lẫn macOS đều có thể thực hiện.

Các bước chuyển sheet trong Excel theo danh sách
Các bước chuyển sheet trong Excel theo danh sách

Bước 1: Nhấn chuột phải vào góc dưới màn hình bảng tính (vị trí nằm bên trái sheet 1 và nằm giữa hai dấu mũi tên mờ)

Bước 2: Chọn sheet bạn muốn mở trong danh sách trang tính hiện lên

Bước 3: Nhấn Ok

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – jacquart-lowe.com đã chia sẻ cách sử dụng tổ hợp phím tắt để chuyển sheet trong Excel nhanh chóng. Hy vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp các bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hàm SUMPRODUCT | Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện

Hàm SUMPRODUCT | Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện

Trong Excel hàm SUMPRODUCT là một công cụ tiện lợi giúp thực hiện các phép tính toán nhanh chóng. Ngoài ra, hàm này còn có thể kết hợp nhiều điều kiện giúp lọc ra những thành phần mong muốn.

Thông thường để tính tổng trong Excel hàm SUM là lựa chọn thông thường của mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết đến chức năng và cách sử dụng của hàm SUMPRODUCT, vì thế jacquart-lowe.com sẽ giới thiệu chi tiết những thông tin về hàm này trong bài viết dưới đây.

Hàm SUMPRODUCT là gì?

Hàm SUMPRODUCT thường dược dùng để tính tổng của các tích hoặc nhiều điều kiện khác
Hàm SUMPRODUCT thường dược dùng để tính tổng của các tích hoặc nhiều điều kiện khác

Bản chất của hàm này là tính toán dựa trên phép cộng, nó thường được dùng để tính tổng của các tích. Để dễ hiểu hơn các bạn có thể đọc qua ví dụ bên dưới.

Chẳng hạn khi đi siêu thị, bạn thường mua rất nhiều món hàng với số lượng khác nhau cho mỗi món, cho là 2 chai nước mắm, 5 cái chén và 3 cái ly. Để tính được tổng số tiền phải trả, bạn sẽ phải nhân số lượng từng mặt hàng với giá của nó, sau đó cộng tất cả chúng lại với nhau.

Cách sử dụng hàm SUMPRODUCT cũng tương tự logic bên trên. Tuy nhiên nó có thể áp dụng nhiều điều kiện cho phép tính.

Cú pháp hàm SUMPRODUCT

Cú pháp hàm SUMPRODUCT
Cú pháp hàm SUMPRODUCT

Công thức: =SUMPRODUCT(array1; array2; array3;…)

Trong đó:

  • Array 1 là đối số mảng đầu tiên mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.
  • Array 2, Array 3,… là các đối số mảng tiếp theo mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.

Lưu ý: 

Array 1 là thành phần bắt buộc trong công thức, còn các Array tiếp theo có thể có hoặc không. Ngoài ra các Array phải có cùng kích thước, ví dụ như Array 1 là cột gồm 5 hàng thì Array 2 cũng cột chứa những hàng đó.

Cách sử dụng hàm SUMPRODUCT

Cách sử dụng hàm SUMPRODUCT
Cách sử dụng hàm SUMPRODUCT

Ví dụ cơ bản 

Để làm quen với hàm đặc biệt này, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cơ bản và sát với định nghĩa nhất. Mời các bạn theo dõi các bước làm như bên dưới.

Yêu cầu: Tính tổng số tiền phải trả khi mua theo danh sách sau

Ví dụ sử dụng hàm SUMPRODUCT cơ bản
Ví dụ sử dụng hàm SUMPRODUCT cơ bản

Bước 1: Nhập đúng công thức =SUMPRODUCT(C3:C7; D3:D7) vào ô bạn muốn hiện kết quả.

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Giải thích hàm:

  • Vùng chọn C3:C7 tương ứng với array 1
  • Vùng chọn D3:D7 tương ứng với array 2
  • Hàm SUMPRODUCT sẽ thực hiện phép tinh C3*D3 + C4*D4 + …. + C7*D7

Dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện

Tính tổng các mã giống nhau

Yêu cầu: Tính tổng doanh thu của trà trên mọi khu vực theo hình bên dưới

Dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng dựa trên các mã giống nhau
Dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng dựa trên các mã giống nhau

Bước 1: Tại ô muốn hiện kết quả, bạn nhập =SUMPRODUCT((B3:B10=”Trà”)*D3:D10)

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Giải thích hàm: Cú pháp B3:B10=”Trà” sẽ chọn ra những ô có chữ “Trà” trong vùng chọn đó. Sau đó đối chiếu qua cột doanh thu. Hàm SUMPRODUCT sẽ cộng tất cả doanh thu của trà ở tất cả các vùng và cho ra kết quả.

Tính tổng theo điều kiện

Yêu cầu: Sử dụng số liệu ở trên, tính tổng doanh thu của trà ở khu vực phía Bắc

Dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng theo nhiều điều kiện khác nhau
Dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng theo nhiều điều kiện khác nhau

Bước 1: Tại ô muốn hiện kết quả, nhập công thức =SUMPRODUCT((B3:B10=”Trà”*(C3:C10=”Bắc”)*D3:D10)

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Giải thích hàm: Cú pháp B3:B10=”Trà” sẽ chọn ra những ô có chữ Trà trong vùng chọn. Với những ô thỏa điều kiện, Excel tiếp tục đối chiếu sang vùng chọn từ C3 đến C10 và tìm ra những ô có chữ Bắc. Khi ghi nhận các ô thỏa điều kiện ở cột C, Excel tiếp tục đối chiếu sang vùng chọn của cột D và tính tổng của chúng.

Tính tổng theo nhiều điều kiện (Kết hợp hàm OR)

Yêu cầu: Tính tổng doanh thu của trà hoặc cà phê ở khu vực phía Bắc

Dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng theo nhiều điều kiện khác nhau
Dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng theo nhiều điều kiện khác nhau

Bước 1: Tại ô bạn muốn hiển thị kết quả, nhập công thức =SUMPRODUCT(OR((B3:B10=”Trà”;(B3:B10=”Cà phê”))*(C3:C10=”Bắc”)*D3:D10)

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Giải thích hàm: Đầu tiên ta sử dụng hàm OR để tìm những ô có giá trị “Trà” hoặc “Cà phê” ở vùng chọn từ B3 đến B10. Tiếp theo Excel sẽ đối chiếu những ô thỏa điều kiện sang vùng chọn từ C3 đến C10 để tìm ra những ô có giá trị “Bắc”. Cuối cùng, Excel đối chiếu sang vùng chọn D3 đến D10 để cộng các con số doanh thu lại với nhau.

Để biết thêm nhiều kiến thức hay về các hàm trong Excel, mời các bạn tham khảo những bài viết hấp dẫn khác như: Cách sử dụng hàm DATE, Công thức và cách sử dụng hàm WEEKDAY, Cách sử dụng hàm TODAY, Cách chuyển đổi định dạng số sang chữ trong Excel.

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – jacquart-lowe.com đã chia sẻ cách sử dụng hàm SUMPRODUCT. Ngoài cách tính cơ bản, chúng tôi còn hướng dẫn những cách dùng nâng cao khác như tính tổng nhiều điều kiện, mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại hàm đặc biệt này.

Hướng dẫn cách sử dụng hàm DATE trong excel chi tiết

Hướng dẫn cách sử dụng hàm DATE trong excel chi tiết

Hàm DATE là công cụ thông dụng trong Excel giúp người dùng làm việc với các dữ liệu dạng ngày, tháng, năm. Tuy nhiên, có nhiều cách sử dụng với hàm này mà bạn chưa từng biết.

Các kết quả dạng ngày, tháng, năm thường được thấy trong các bảng hiệu suất công việc, so sánh thông tin các ngày, xuất – nhập kho vào các ngày trong tháng. Để biết thêm chi tiết về cách sử dụng hàm DATE, mời các bạn cùng đón xem bài viết của jacquart-lowe.com.

Cú pháp của hàm DATE trong excel

Cú pháp của hàm DATE trong excel
Cú pháp của hàm DATE trong excel

Công thức: =DATE(year, month, day)

Các lưu ý với từng phần tử trong công thức:

1. Year (năm)

  • Nếu số năm được nhập trong công thức nằm trong khoảng giữa 1900 và 9999, giá trị đó sẽ được hiển thị chính xác ở kết quả. Ví dụ: = DATE (2015, 12, 28) trả về ngày 28 tháng 12 năm 2015.
  • Nếu số năm được nhập trong công thức nằm trong khoảng giữa 0 và 1899, số năm ở kết quả sẽ tự động cộng thêm 1900. Ví dụ: = DATE (100, 12, 28) trả về ngày 28 tháng 12 năm 2000 (1900 + 100).
  • Nếu số năm được nhập trong công thức nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 9999, hàm DATE sẽ trả về #NUM

2. Month (tháng): 

Trường hợp 1: Nếu số tháng được nhập trong công thức lớn hơn 12, Excel sẽ tự động đưa số tháng của kết quả về thán 1 và cộng thêm 15 tháng theo cách tính ngoài đời thực.

  • Ví dụ: = DATE (2015, 15, 5) → Kết quả: ngày 5 tháng 3 năm 2016
  • Giải thích: Trước khi đưa ra kết quả, Excel chuyển số 15 thành số 1 (vì 15 > 12), lúc này ta có thể hiểu số 1 là tháng 1. Sau đó Excel cộng thêm 15 tháng  vào tháng 1 năm 2015, vậy kết quả sẽ là tháng 3 năm 2016

Trường hợp 2: Nếu số tháng nhập trong công thức nhỏ hơn 1 (số không hoặc giá trị âm), Excel sẽ tự động đưa số tháng ở kết quả về tháng 1 trong năm được chỉ định và trừ đi số tháng trong công thức, sau đó trừ thêm 1 tháng nữa.

  • Ví dụ: = DATE (2015, -5, 1) → Kết quả: ngày 1 tháng 7 năm 2014 
  • Giải thích: Số tháng được nhập trong công thức là “-5”, Excel ghi nhận và đưa số đó về tháng 1 của năm 2015 trước, sau đó trừ đi 5 tháng là sẽ thành tháng 8 năm 2014, tiếp tục trừ thêm 1 tháng nữa thì kết quả sẽ cho ra tháng 7 năm 2014.

3. Day: Các nguyên tắc tính cũng dựa trên số dương và âm như cách tính tháng.

Cách sử dụng hàm DATE trong Excel

Cách sử dụng hàm DATE trong Excel
Cách sử dụng hàm DATE trong Excel

Hàm DATE có nhiều ứng dụng trong công việc, ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn 4 cách sử dụng của nó.

Thay đổi định dạng ngày, tháng

Bước 1: Trên thanh công cụ của Excel, bạn nhấn vào thẻ Home → Click chuột vào mũi tên nhỏ ở góc dưới mục Number 

Bước 2: Cửa sổ Format Cells sẽ hiện lên, bạn nhấn chọn Date → Chọn định dạng ngày tháng mà bạn quen nhìn ở ô Type OK

Thay đổi định dạng ngày tháng năm trong Excel
Thay đổi định dạng ngày tháng năm trong Excel

Thực hiện các phép toán cộng và trừ

Yêu cầu: Hãy cộng thêm 7 ngày từ ngày 17/03/2021

Bước 1: Nhập hàm = DATE(2021, 3, 17) + 7 vào ô bảng tính trong Excel

Bước 2: Nhấn Enter để kiểm tra kết quả

Kết quả sau khi cộng trừ ngày tháng trong Excel
Kết quả sau khi cộng trừ ngày tháng trong Excel

Sử dụng kết hợp với các hàm ngày tháng khác

Yêu cầu: Hãy dùng hàm DATE kết hợp với hàm YEAR, MONTH, DAY. Tính kết quả sau khi lấy ngày 15/3/2021 thực hiện năm + 3, tháng + 2, ngày + 17.

Bước 1: Nhập hàm =DATE(YEAR(A1)+3,MONTH(A1)+2,DAY(A1)+17) vào ô muốn hiện kết quả

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả 

Kết quả sau khi sử dụng kết hợp hàm DATE với các hàm thời gian khác
Kết quả sau khi sử dụng kết hợp hàm DATE với các hàm thời gian khác

Giải thích hàm:

  • Hàm YEAR(A1) sẽ nhận giá trị là năm 2021, sau đó cộng thêm 3 sẽ trở thành năm 2024
  • Hàm MONTH(A1) sẽ nhận giá trị là tháng 3, sau đó cộng thêm 2 sẽ trở thành tháng 5
  • Hàm DAY(A1) sẽ nhận giá trị là ngày 15, cộng thêm 17 sẽ trở thành ngày 32.
  • Tuy nhiên tháng 5 chỉ có 31 ngày, do đó ngày thứ 32 sẽ được tính thành ngày 1 của tháng kế tiếp, tức là ngày 1 tháng 6. Như vậy kết quả cuối cùng là ngày 1 tháng 6 năm 2024.

Chuyển đổi các chuỗi văn bản và số thành ngày

Yêu cầu: Hãy chuyển chuỗi số 20210315 thành ngày 15/3/2021

Bước 1: Nhập hàm =DATE(LEFT(A1,4),MID(A1,5,2),RIGHT(A1,2)) vào ô muốn hiện kết quả

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Kết quả khi chuyển chuỗi  dữ liệu số thành ngày tháng năm
Kết quả khi chuyển chuỗi dữ liệu số thành ngày tháng năm

Giải thích hàm:

  • Hàm LEFT(A1,4) sẽ lấy 4 ký tự đầu tiên tính từ bên trái của ô A1, tức là 4 số 2021
  • Hàm MID(A1,5,2) sẽ lấy bắt đầu từ ký tự thứ 5 rồi lấy 2 ký tự sang phải, tức là 2 số 03
  • Hàm RIGHT(A1,2) sẽ lấy 2 ký tự đầu tiên bắt đầu từ ngoài cùng bên phải, tức là 2 số 15

Với mong muốn lan tỏa nhiều kiến thức về Excel đến cộng đồng, chúng tôi còn biên tập nhiều nội dung hấp dẫn khác như: Cách sử dụng hàm WEEKDAY, Cách sử dụng hàm TODAY, Cách chuyển đổi định dạng từ số sang chữ.

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức đã chia sẻ cụ thể cách sử dụng hàm DATE trong Excel. Mong rằng các bạn sẽ biết cách và dần thành thạo kỹ năng Excel hơn sau khi tham khảo hướng dẫn từ jacquart-lowe.com.

Công thức và cách sử dụng hàm Weekday trong Excel

Công thức và cách sử dụng hàm Weekday trong Excel

Công thức và cách sử dụng hàm Weekday trong Excel cực đơn giản, chính xác và dễ hiểu. Bên cạnh đó là một số thông tin cực kỳ hữu ích cho các bạn khi muốn sử dụng công thức này trong Excel.

Jacquart-lowe.com xin được mang đến các bạn những thông tin chi tiết hướng dẫn về hàm Weekday. Và nếu như các bạn vẫn chưa biết đến hàm này hoặc công dụng của nó những nội dung sau sẽ thay bạn đi sâu hơn vào các thông tin này, xin mời đón xem.

Giới thiệu về hàm Weekday trong Excel

Hàm Weekday trong Excel được sử dụng để chuyển đổi ngày tháng năm theo thứ trong tuần
Hàm Weekday trong Excel được sử dụng để chuyển đổi ngày tháng năm theo thứ trong tuần

Hàm Weekday trong Excel về cơ bản là một hàm được sử dụng nhằm mục đích chuyển đổi ngày tháng năm theo thứ trong tuần. Chính vì thề kết quả trả về chính xác của hàm này luôn là số nguyên dương từ 1 tức chủ nhật đến 7.

Hàm Weekday thông thường chỉ sử dụng khi chúng ta đã có thông tin cụ thể về ngày tháng năm và muốn xác định thứ tương ứng trong tuần. Ngoài ra mặc định cho chủ nhật sẽ là số 1 trong Excel nhưng các bạn có thể tự thiết lập để con số đại diện cho chủ nhật sẽ là 0 hoặc 1 tùy ý.

Công thức của hàm Weekday

Cùng tìm hiểu công thức của hàm Weekday
Cùng tìm hiểu công thức của hàm Weekday

Cú pháp chuẩn của hàm Weekday

Vậy không dài dòng hơn nữa, tiếp theo đây sẽ là công thức nhập cơ bản của hàm Weekday trong Excel:

=WEEKDAY(Serial_number;[return_type])

Trong công thức trên chúng ta có:

  • =WEEKDAY: Hàm để sử dụng và khởi chạy.
  • Serial_number: Thông tin ngày tháng năm cần chuyển đổi hoặc ô giá trị chứa thông tin cần chuyển đổi.
  • return_type: Tham số xác định kiểu trả về của thứ.

Theo kinh nghiệm cá nhân tại phần tham số trả về nếu chúng ta để trống giá trị mặc định sẽ luôn luôn là 1. Để hiểu rõ hơn về thành phần tham số này xin mời mọi người đón xem tiếp phần nội dung dưới đây.

Thông tin các nội dung tương tự: Cách sử dụng hàm RANK, Cách chuyển đổi định dạng từ số sang text trong Excel, Cách sử dụng hàm LEN,…

Giải thích giá trị tham số trả về

Cùng tìm hiểu các giá trị tham số trả về có trong hàm Weekday
Cùng tìm hiểu các giá trị tham số trả về có trong hàm Weekday

Các bạn đã nắm được cụ thể thông tin cú pháp hàm Weekday, trong đó có thành phần tham số trả về. Theo đó ứng với giá trị số mà các bạn nhập mà kết quả có thể thay đổi:

  • Nhập 1 hoặc bỏ trống: Chủ nhật sẽ là 1 và tăng dần đến thứ bảy là 7.
  • Nhập 2: Với thứ hai sẽ là 1 và tăng dân đến chủ nhật là 7.
  • Nhập 3: Với thứ ba sẽ là 1 và tăng dần đến chủ nhật là 6, thứ hai trả về 0.
  • Nhập 11: Với thứ hai là 1 và tăng dần đến chủ nhật là 7.
  • Nhập 12: Với thứ ba là 1 và tăng dần đến thứ hai là 7.
  • Nhập 13: Với thứ tư là 1 và tăng dần đến thứ ba là 7.
  • Nhập 14: Với thứ năm là 1 và tăng dần đến thứ tư là 7.
  • Nhập 15: Với thứ sáu là 1 và tăng dần đến thứ năm là 7.
  • Nhập 16: Với thứ bảy là 1 và tăng dần đến chủ sáu là 7.
  • Nhập 17: Với chủ nhật là 1 và tăng dần đến thứ bảy là 7.

Như vậy tương ứng với giá trị tham số mà các bạn nhập khác nhau thì tham số mà hàm Weekday trả về cũng sẽ khác nhau.

Cách sử dụng hàm Weekday

Trong ví dụ này kết quả trả về là 6 tương ứng với thứ sáu
Trong ví dụ này kết quả trả về là 6 tương ứng với thứ sáu

Tất nhiên để sử dụng hàm Weekday khi chúng ta thực sự cần đến khả năng chuyển đổi ngày tháng của hàm này. Để ví dụ dễ hiểu các bạn hãy lấy giá trị ngày tháng mẫu mà chúng ta muốn chuyển đổi là ngày 24 tháng 2 năm 2023.

Theo đó chúng ta sẽ có cú pháp đơn giản như sau:

=WEEKDAY(B1;1)

Trong đó các giá trị sẽ lần lượt là:

  • B1: Ô mang thông tin chứa giá trị ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  • 1: Tham số trả về để cho chủ nhật sẽ là 1 và tăng đến thứ bảy là 7.

Với công thức hàm Weekday cho ví dụ kể trên kết quả mà chúng ta thu được sau cùng là 6 và chiếu theo tham số trả về thì ngày 24 tháng 2 năm 2023 sẽ rơi vào thứ sáu. Các bạn có thể kiểm tra kết quả bằng cách lặp lại cú pháp trên.

Bên cạnh cú pháp phổ biến này các bạn cũng có thể sử dụng hàm Weekday kết hợp cùng với lại hàm If. Cú pháp sẽ là:

=IF(WEEKDAY(B1)=1;”Chủ nhật”;”Thứ “& WEEKDAY(B1))

Với cú pháp trên nếu giá trị B1 của chúng ta trả về 1 sẽ hiển thị kết quả trả về là chủ nhật và ngược lại nếu không sẽ về thứ tương đương với giá trị đã chuyển đổi. Ở ví dụ trên kết quả mà chúng ta thu được sẽ là “Thứ 6”.

Lời kết

Như vậy chúng đã hoàn tất toàn bộ các thông tin về công thức và cách sử dụng hàm Weekday trong Excel. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi và hy vọng sẽ được gặp lại các bạn trong những nội dung tương lai đến từ chuyên mục kiến thức của Jacquart-lowe.com.